
Sữa non – thứ quý giá nhất cho con mà chỉ có duy nhất mẹ mới mang lại được. Mẹ mà vô tình bỏ lỡ cơ hội này thì con sẽ không có lần thứ hai để được thưởng thức sữa quý giá này.
Mẹ đã biết sữa non xuất hiện khi nào, sữa non có màu gì chưa???
Những kiến thức về sữa non dưới đây sẽ giúp mẹ chuẩn bị mang đến nguồn dưỡng chất cho con ngay từ khi mới chào đời.
1. Sữa non của Mẹ của màu gì?

Sữa non chính là sữa đầu, thức ăn đầu tiên của sự sống dành cho con (tên khoa học là Colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, với số lượng rất ít nhưng là thức uống quý nhất cho con khi mới chào đời.
Sữa non có màu vàng, vàng nhạt hay trắng đục tùy vào từng cơ địa của mẹ. Sữa non khác sữa bình thường ở chỗ, sữa non đặc, hơi dính.
2. Sữa non xuất hiện khi nào?
Sữa non xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào thể trạng cơ thể của người mẹ.
Mẹ cần phải biết dấu hiệu tiết ra sữa non để cho con được hưởng trọn nguồn dưỡng chất tốt nhất.
Sữa non xuất hiện khi mang thai (Mẹ bầu)

Thông thường, khi mang thai từ tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần trở đi), dấu hiệu nhận biết khi có sữa non mẹ có thể hoàn toàn quan sát được.
Khi mà mẹ thấy hai bên đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, ngực căng cứng và đau (giống hiện tượng căng sữa sau sinh).
Các mẹ bầu có dấu hiệu như này rồi thì khoảng 1, 2 ngày sau thì sữa non sẽ tiết ra.
Sữa non xuất hiện sau sinh
Sữa non chỉ xuất hiện khi vào 3 – 5 ngày đầu sau khi sinh. Sữa non được tiết ra nhiều khi bé bú sớm, ngay khi mới sinh. Khi bé bú tuyến vú được kích thích giúp tiết ra nhiều sữa.
Thông thường ngày đầu tiên sau sinh các mẹ chỉ sản xuất được 3 – 4 thìa sữa non và lúc này dạ dày của con cũng chỉ bằng quả cherry nên sữa non của mẹ đủ cung cấp năng lượng cho con.
3. Sữa non của mẹ có tốt cho bé không?

Sữa non là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé, là thức ăn bé nhất định phải ăn đầu tiên sau khi chào đời. Đây chính là nguồn kháng sinh tự nhiên mà không có bất cứ tác dụng phụ nào.
Trong sữa non chứa nhiều kháng thể và tế bào miễn dịch trưởng thành của mẹ. Uống sữa non của mẹ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn, khỏe mạnh và ít ốm đau bệnh tật hơn trong những năm đầu đời.
Thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu kháng thể, nhiều bạch cầu, chất nhuận tràng, yếu tố tăng trưởng, vitamin A, có thể kể đến như:
– Giàu vitamin A (gấp 10 lần sữa trưởng thành) giúp bé tăng trưởng, tăng cân nhanh
– Ít calcium và phospho so với sữa trưởng thành rất phù hợp với hoạt động thận chữa tốt của những ngày đầu sau sinh.
Colostrum có các thành phần đạm, ít chất béo, giàu protein, vitamin, khoáng chất và các kháng thể tự động...đủ để nuôi dưỡng cơ thể trẻ và sữa mẹ có đến 1 triệu tế bào bạch cầu.
(Tế bào bạch cầu là tế bào sống có khả năng di chuyển tới chỗ có vi khuẩn để vô hiệu hóa vi khuẩn).
Chính vì vậy, sữa đầu cực kỳ tốt, quan trọng cho sự phát triển của bé. Vừa chứa nhiều dinh dưỡng và kháng thể bảo vệ bé.
Nên cho con tráng ruột bằng sữa non đầu tiên vì trong sữa non chứa rất nhiều kháng thể tốt. Nếu bé được uống sữa đầu thì rất ít khi ốm vặt.

4. Nên cho bé bú sữa non như thế nào?

Ngay từ khi con chào đời, cần cho con da kề da với mẹ càng sớm càng tốt. Mẹ chỉ cần cho con ngậm ti đúng khớp, việc còn lại của Mẹ bỉm là thư giãn và ngắm nhìn con yêu.
Để sữa được ra nhiều, ra đều hơn mẹ phải cho con bú nhiều hơn để tiết ra hormone Oxytocin, cho bú cạn sữa để tiết ra hormone Prolactin. Đây là hai hormone quan trọng trong quá trình tiết sữa và tạo sữa.
Tần suất bú: 8 – 12 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút, bú khi trẻ có nhu cầu chứ đừng đợi trẻ khóc.
Một số Mẹ bỉm không may mắn hay vì cơ địa dẫn đến ít sữa thì có thể lựa chọn sữa non từ bò để thay thế, mặc dù không tốt bằng sữa đầu của mẹ nhưng vẫn có thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện hệ tiêu hóa để ngăn ốm vặt.
Mẹ vắt sữa khi nhiều sữa

Nếu sữa đầu ra nhiều con bú không kịp, mẹ có thể vắt sữa bằng máy hoặc bằng tay và đựng sữa vào hộp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (tối đa 24 tiếng).
Sau đó hâm nóng lại và cho bé ăn vài ml vì dạ dày bé còn rất nhỏ.
5. Câu hỏi ngắn
Tiếp theo đây, chính là tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến sữa non được các mẹ rất quan tâm, cùng Chuẩn Mua Sắm giải đáp nào!
Có nên nặn sữa non khi mang thai?
Khi mang thai dấu hiệu của sữa non như các đốm mụn li ti khiến các mẹ không thích. Nhưng các mẹ cần tránh nặn hoặc vệ sinh ti không đúng cách sẽ gây kích thích tử cung gây ra chuyển dạ sớm và sinh non đấy các mẹ nhá.
Các mẹ hãy nhớ nhất định không được nặn vú trong quá trình mang thai!
Sữa non có trong mấy ngày sau sinh?

Sữa non sẽ có trong 3 – 5 ngày sau sinh tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ. Ngay trong ngày đầu sau sinh cũng đã tiết được sữa non rồi nha, các mẹ cần phải để ý đó.
Sữa non xuất hiện khi nào? – Thường từ tháng thứ 6, 7 của thai kỳ.
Nếu trong quá trình mang thai mẹ không có sữa non thì cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nha, mẹ đừng lo. Loại sữa này sẽ được tiết ra sau sinh (do tuyến vú được kích thích).
Nếu mẹ bị tiết sữa non sớm từ tháng thứ 5 trở về (khả năng thai bị chết lưu) hay tiết sữa non kèm máu thì cần phải đi khám ngay bác sĩ ngay lập tức, để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
>>> Top 5 sữa non tốt nhất 2021 cho trẻ sơ sinh biếng ăn, chậm tăng cân?
Lời kết
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển cho trẻ nhỏ. Sữa đầu chính là thức ăn quý giá đầu tiên từ mẹ dành cho con sau khi mới chào đời.
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ lẫn con, mẹ cần phải nắm rõ các kiến thức chăm bé, sữa non xuất hiện khi nào vừa tốt cho con và tránh những hậu quả không mong muốn.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích với các mẹ. Còn rất nhiều kinh nghiệm chia sẻ về sữa, kiến thức mẹ và bé hữu ích mẹ có thể tham khảo thêm.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Trả lời