Đa số các mẹ khi thấy trẻ bị ọc sữa thì rất hoang mang và ngay lập tức bế trẻ lên, nhưng làm như vậy là chưa đúng.
Ba mẹ cần trang bị thêm kiến thức, nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa ngay dưới đây nha!
Cùng xem nào!

1. Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không?
Ba mẹ yên tâm nha, trẻ sơ sinh bị ọc sữa là điều hết sức bình thường, hầu hết bé nào cũng bị, đặc biệt khi bé mới sinh cho đến khoảng 4 tháng tuổi.
Điều ba mẹ cần làm là học cách khắc phục, phản xạ nhanh trong trường hợp bé bị ọc sữa, nếu để bé bị ọc sữa lâu cũng rất nguy hiểm cho bé.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa?
Hầu hết nguyên nhân em bé bị ọc sữa đều là do sinh lý bên trong bé. Bé mới sinh, hệ tiêu hóa còn non yếu, mới đang thích ứng dần với cơ thể, dạ dày bé rất nhỏ.

Ở trẻ có một loại cơ đóng vai trò như chiếc van ở giữa thực quản và lúc này dạ dày bé nhỏ chưa được hoàn thiện. Lượng hơi dư thừa không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa.
Sữa công thức cũng là nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng dẫn đến rất dễ ọc sữa, mom có thể kết hợp sữa công thức và sữa non để giúp bé dễ tiêu, hạn chế táo bón.
Hoặc do bé bú nhanh, nuốt nhiều và nấc cục thì khả năng bé bị ọc sữa cũng khá cao. Thông thường, bé sẽ hết ọc sữa khi đến tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5.
Ngoài ra, nếu bé gặp phải một số bệnh tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy cũng gây ra hiện tượng trào ngược, nôn ói khi bú.
Nếu bé vẫn bị ọc sữa nhiều lần trong ngày thì mẹ nên đưa bé đi bác sĩ kiểm tra xem có bị trào ngược dạ dày không.
3. Cách xử lý bé bị ọc sữa, trào ngược?
Khi bé bị ọc sữa mà bé đang nằm mẹ hãy nghiêng bé sang một bên, khum tay vỗ lưng bé từ dưới lên trên, sau đó lấy một khăn mềm làm sạch mũi của trẻ, búng nhẹ vào bàn chân của giúp bé thở đều hơn. Khi nào bố mẹ thấy da mặt bé hồng hào và bé khóc to trở lại là được.

Nếu khi bế mà bé bị ọc sữa thì mẹ nên bế bé úp xuống, vỗ nhẹ lưng cho bé, sữa sẽ chảy qua mũi, miệng và sẽ không bị vào phổi.
Để phòng chống bé bị ọc sữa cũng như xử lý khi bé bị ọc sữa, mẹ cần nắm rõ 4 cách sau đây rồi thực hiện cho đúng.
Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh (chia nhỏ thời gian bú để bé tiêu hóa tốt hơn), nên cho con bú từ từ với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần.
Không nên để trẻ sơ sinh vừa nằm vừa bú: Sau khi ăn không mẹ không nên cho bé nằm ngay, chỉ nên cho bé nằm sau khi bú 15 phút.

Mẹ phải tìm cách cho bé ợ hơi để giải thoát bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu: xoa bụng, cho bé vận động hay sau mỗi cữ bú mẹ nên bế vác vỗ ợ hơi cho bé thật kỹ để hơi trong ổ bụng thoát ra ngoài
Cho trẻ bú đúng cách: Nên cho bé bú từ từ, với trẻ bú bình nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí len lỏi vào dạ dày bé.
Chọn đúng các tư thế ngủ của bé sơ sinh để phòng trẻ sơ sinh ọc sữa khi ngủ: Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao 30 độ hoặc sử dụng gối chống trào ngược.
Chỉnh độ nghiêng như này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trên lúc bé ngủ.
Lời kết
Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa là điều hết sức bình thường của các bé. Điều mẹ cần là tự tin, linh hoạt, trang bị thêm kiến thức cho mình để phản xạ nhanh trong mọi trường hợp.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với các mẹ. Chúc các mẹ chăm con tốt, con ngoan, khỏe mạnh mỗi ngày.
Trả lời